Chữ tâm hình rồng (60cm x 60cm)
Thông tin chi tiết
“Tâm” còn biểu hiện là sự cảm thông, biết chia sẻ với người khác lúc hoạn nạn, khó khăn. “Tâm” là tâm tính, tâm can, tâm tư, tâm khảm, là toàn tâm toàn ý cho công việc cho sự nghiệp, lý tưởng của mình. Trong đời sống tinh thần cái “Tâm” bác học cũng ảnh hưởng nhiều tới con người Việt Nam.
Quan niệm về chữ “Tâm” trong Phật giáo Việt Nam
Một là, cái “Tâm” bác học. Nội dung của nó bao gồm cả 6 cấp độ như đã được trình bày ở trên. Cách hiểu về “Tâm” theo khuynh hướng này chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quan niệm “Tâm” của Phật giáo Trung Hoa.
Chữ “Tâm” viết theo tiếng Hán có hình một trái tim (một vùng trăng khuyết, ba sao trên trời). Chữ này có nghĩa khá rộng vừa chỉ tinh thần, ý thức, lại vừa chỉ tình cảm, lý trí; vừa là trái tim lại vừa là tên chung để chỉ những phẩm chất của trí óc. Ngoài ra, nó còn chỉ những cái ở giữa (trung gian, trung tâm).
Khi Phật giáo du nhập vào Trung Quốc, chữ này có nội hàm và ngoại diên càng mở rộng. Ngoài nghĩa trên nó còn chỉ tám thức (bát thức): nhãn thức, nhĩ thức, thiệt thức, thân thức, tị thức, ý thức, mạt na thức (thức thứ bảy), Alạida thức (thức thứ tám) và kết hợp với nhau giữa chúng.
Trong Phật giáo còn có một cái “Tâm” nữa, đó là tự tính thanh tịnh “Tâm” (Kiên thực tâm) hay Như Lai Tạng tâm (Chân như). Như vậy, trong Phật giáo có tới 10 “Tâm”.
“Tâm” được hiểu là nơi cư trú của hoạt động tinh thần của con người. Nó còn mang ý nghĩa là lương tâm đạo đức, tấm lòng, lòng bao dung, nhân ái độ lượng, vị tha, thương người như thể thương thân.
“Tâm” còn biểu hiện là sự cảm thông, biết chia sẻ với người khác lúc hoạn nạn, khó khăn. “Tâm” là tâm tính, tâm can, tâm tư, tâm khảm, là toàn tâm toàn ý cho công việc cho sự nghiệp, lý tưởng của mình. Trong đời sống tinh thần cái “Tâm” bác học cũng ảnh hưởng nhiều tới con người Việt Nam.
Hai là, cái “Tâm” bình dân, nó góp phần hình thành nên nền Phật giáo dân gian ở Việt Nam. Đây chính là một trong những biểu hiện sự biến đổi của Phật giáo khi vào Việt Nam để hoà hợp với đời sống và sự nhận thức của người dân nơi đây. Trong sáu cấp độ “Tâm” nói trên, ở Việt Nam, Phật giáo, đặc biệt là Phật giáo dân gian nhấn mạnh mặt chủ quan tình cảm trong khía cạnh thử ba trong khái niệm “Tâm”
Hiểu theo cách này, “Tâm” chính là lòng, bụng, dạ, ruột… là phần bên trong của cơ thể con người, là cái quan trọng nhất, dễ nhận biết được. “Tâm” là tâm lực, là sự tập trung cao độ của sức lực con người. Ở mỗi người, ai cũng tồn tại cái “Tâm” trong mình. Vì thế, trong cư xử giữa con người với con người, điều quan trọng là tấm lòng, là thành “Tâm”, thực bụng sống hết lòng vì nhau.
Vì thế, với người Việt Nam, người ta thường sử dụng chữ lòng thay cho chữ “Tâm”. Điều này được phản ánh đậm nét trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam, trong các câu chuyện cổ dân gian... Như chữ Tâm mới bằng ba chữ Tài
Kích thước( 60X60),(80X80),(100X100)
Kích thước và kiểu dáng tuỳ theo yêu cầu của khách hàng
Các thông số kỹ thuật chỉ mang tính tham khảo